Để giảm tải tại bến xe Mỹ Đình, vừa qua UBND Hà Nội đã ra quyết định đưa 400 xe ra ngoài khiến các DN vận tải hành khách phản ứng.
Tại cuộc hội thảo về tổ chức vận tải ôtô trên địa bàn Hà Nội do Hiệp hội Vận tải ôtô VN tổ chức ngày 8.8, rất nhiều ý kiến cho rằng việc lộn xộn tại bến xe Mỹ Đình là do tổ chức kém và điều chuyển xe ra khỏi bến Mỹ Đình thiệt hại rất lớn cho DN và người dân.
Khổ dân, khổ doanh nghiệp
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng- nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô VN - thì nếu các bến xe được tổ chức tốt sẽ hạn chế việc xe chạy vòng vèo, nếu không nói sẽ chạy quanh thành phố. Bến xe Mỹ Đình với công suất 800 xe/ngày, nay tăng lên 1.300xe/ngày. Thiết kế bến xe trong khi áp dụng có thể thay đổi, công suất tỉ lệ thuận với thời gian làm việc, cần rà soát lại thực tế xem quá tải là bao nhiêu.
Việc quyết định đưa 400 xe ra ngoài bến xe Mỹ Đình cần phải cân nhắc kỹ càng, số lượng xe tại bến xuất phát từ nguyện vọng đi lại của dân. Do vậy, phải có giải pháp cho hợp lý, chứ không phải chuyển bớt ra khỏi bến xe cho phù hợp công suất thiết kế. Trong thông tư 14 cũ, giao Sở GTVT là cơ quan công bố biểu đồ vận hành, biểu đồ này cần được điều tra khảo sát, áp dụng cả năm.
Hiện có 1.300 xe đón - trả khách ở Mỹ Đình nên chúng ta phải rà soát lại, giảm mật độ xe vào Mỹ Đình nhưng không để rối sự đi lại của dân, xáo trộn DN. Rà soát các tuyến không hiệu quả sẽ phải giảm đi, tuyến hiệu quả được áp dụng. Nhưng biện pháp này chưa được tính đến mà chỉ tính giảm xe khỏi bến.
Nguyên Viện trưởng Viện Thiết kế GTVT Doãn Minh Tâm thì cho rằng, việc Hà Nội phân luồng theo địa lý là không khoa học, thực tế và làm khổ người dân cần phải điều chỉnh và việc bố trí xe buýt để giải quyết giao thông giữa các bến xe làm dân mất thời gian chờ đợi, tăng bù lỗ cho xe buýt, nghĩa là lấy thuế của dân bù chi phí đi lại, đề nghị Hà Nội thay đổi quan điểm, bỏ phân luồng theo địa lý mà theo nhu cầu của dân.
Quy hoạch bến xe phải gần khu dân cư, đầu mối giao thông, song bây giờ bến xe bị đẩy ra ngoại thành. Hà Nội cần rà soát lại để xây dựng bến xe cho phù hợp.
Lại phải nghiên cứu
Theo GS Nguyễn Văn Thụ - Trường ĐH GTVT - có nhiều cách để nâng công suất bến xe lên, do vậy không nhất thiết phải điều chuyển sang các bến xe khác. Nếu tổ chức tốt thì sẽ thỏa mãn được nhu cầu vận tải, như sắp xếp lại bến xe như: Điểm đỗ qua đêm, đỗ chờ nốt, xe nào vào giờ nào và đỗ ở đâu...; cái này cần phải nghiên cứu một cách khoa học.
Việc điều chuyển bến xe Mỹ Đình vừa qua là không hợp lý, không thỏa mãn với việc đi lại của người dân, vì mục đích của vận tải là phục vụ nhu cầu đi lại thuận tiện, nhanh chóng cho người dân với giá chi phí hợp lý.
Đại diện Hiệp hội Vận tải Thái Nguyên - ông Nguyễn Đình Thi Cần - đã chỉ rõ rằng Hà Nội cho xây dựng bến xe tạm chỉ là chữa cháy. Hiện nay, xe từ Thái Nguyên về Nam Thăng Long, khách xuống Nam Thăng Long thì đi tiếp như thế nào, một việc ''đẽo cày giữa đường'' là như vậy. Cần phải tính toán lại, trước mắt sắp xếp mới, bố trí lại cho hợp lý.
Đại diện Hiệp hội Vận tải ôtô Thanh Hóa cũng cho rằng, nhiều DN Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nam Định, Thái Bình bị điều chuyển, gây thiệt hại cho dân, cho DN. Do vậy, khi chưa tìm ra hướng quản lý mà đã đưa ra chính sách độc đoán, độc quyền, gây thiệt hại cho DN, gây ùn tắc giao thông..., cần phải xem xét lại.
HTAHN.ORG (LAO ĐỘNG)
Mr LONG PCT thường trực - Chánh VP | ĐT: 0933668258 | ||
Văn phòng | ĐT: 0243.8519996 |