Do đó, hành vi nói xấu và vu khống doanh nghiệp trên các diễn đàn mạng xã hội cũng là vi phạm pháp luật.
Theo điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định này và Điều 7 Thông tư số 14 ngày 29/6/2010 của Bộ Thông tin truyền thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến có trách nhiệm:
- Cung cấp các thông tin có liên quan đến người sử dụng dịch vụ có hành vi vi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Thực hiện việc ngăn chặn và loại bỏ các nội dung thông tin vi phạm khi phát hiện hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
Như vậy, chủ sở hữu các website có cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến phải chịu trách nhiệm đối với thông tin đưa lên diễn đàn do đã không thực hiện tốt trách nhiệm quản lý của mình theo quy định của pháp luật.
Khi doanh nghiệp của bạn bị bôi nhọ, vu khống trên các diễn đàn, việc đầu tiên mà bạn cần làm là gửi ngay văn bản yêu cầu chủ sở hữu trang web có diễn đàn đó phải tiến hành các biện pháp cần thiết để loại bỏ và ngăn chặn các thông tin nói xấu nêu trên. Sau đó, tùy theo mức độ thiệt hại của mình và phản ứng của chủ sở hữu trang web cũng như của người tham gia nói xấu trên diễn đàn, mà có thể tiến hành một hoặc tất cả các thủ tục sau:
a- Thông báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hành vi không loại bỏ và ngăn chặn của chủ sở hữu trang web đối với các thông tin xuyên tạc và vu khống để có biện pháp xử lý;
b- Xác định các thiệt hại đã xảy ra đối với doanh nghiệp để có thể tiến hành vụ kiện dân sự yêu cầu bồi thường đối với chủ trang web và tác giả của thông tin xuyên tạc và vu khống.
Điều 604 Bộ luật Dân sự quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm ... danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân... mà gây thiệt hại phải bồi thường”. Theo đó, chủ sở hữu website/ tác giả của các thông tin xuyên tạc, vu khống có thể bị buộc phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp của bạn nếu hành vi xuyên tạc, vu khống đó đã gây ra thiệt hại trên thực tế.
c- Tố cáo hành vi vi phạm của chủ sở hữu website và tác giả của các thông tin xuyên tạc, vu khống tới cơ quan công an có thẩm quyền. Tùy từng trường hợp cụ thể, người có hành vi vi phạm pháp luật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet theo Điều 226 Bộ luật hình sự (với mức phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm); tội Vu khống theo Điều 122 Bộ luật hình sự (với mức phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm) hoặc tội Cưỡng đoạt tài sản theo Điều 135 Bộ luật hình sự (với mức phạt tù từ 1 năm đến 20 năm), nếu việc đưa các thông tin đó có mục đích làm cho người bị xuyên tạc, vu khống lo sợ mà phải đưa tiền bạc hoặc tài sản cho người phạm tội.
Luật sư Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội
Mr LONG PCT thường trực - Chánh VP | ĐT: 0933668258 | ||
Văn phòng | ĐT: 0243.8519996 |