Ai phá Đàn Xã Tắc?

Cập nhật lúc: 14:12 | 10/05/2013

 Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịchHiệp hội Vận tải TP Hà Nội khẳng định chưa từng đề nghị xóa bỏ Đàn Xã Tắc. Thethaovanhoa.vn xin giới thiệu những ý kiến thể hiện quan điểm riêng của ông Liên về vấn đề làm cầu vượt qua Đàn Xã Tắc.

 "Không phải bàn thờ tổ tiên tôi!"

Trước tiên, tôi xin đính chính lại, Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội chưa từng đề nghị xóa bỏ Đàn Xã Tắc. Nhiều nhà khoa học bảo Đàn Xã Tắc biểu trưng cho tâm linh, vậy ai phá bỏ Đàn Xã Tắc? Câu hỏi đó, trong văn bản chúng tôi gửi các cơ quan thẩm quyền mà chưa ai giải đáp. 
Trong khi đó, có những di tích hàng nghìn năm như Cổ Loa, Đền Hùng vẫn có hàng triệu lượt du khách tới hành hương mỗi năm mà chẳng ai cần kêu gọi bảo tồn? 

Hay như những chuyện dân gian về Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử cũng vẫn khiến người ta ngưỡng vọng và giữ gìn dù những gì còn lại chẳng đáng là bao. Điều đó chứng tỏ, thiêng liêng hay không, phụ thuộc ý thức con người. Nên sự trân trọng và ngưỡng mộ được thể hiện bằng hành động chung của cả cộng đồng chứ chẳng cần ai phải thúc giục, kêu gọi.

Cũng vì thế, các nhà khoa học đừng vì bảo vệ quan điểm của mình mà gán cho Đàn Xã Tắc sự thiêng liêng hay bàn thờ tổ tiên. Tôi không chấp nhận Đàn Xã Tắc mà người ta đã phá đi, rồi làm đủ mọi thứ trên đó là bàn thờ tổ tiên tôi!

Chẳng ai ngăn được Bạch Đằng Giang!

Ta phải khách quan, khoa học chứ không thể dùng những học hàm, học vị của mình để áp đặt cho người dân phải vái vọng những thứ người dân không tôn trọng. Mạnh Tử nói: Nhân dân là đáng quý trọng nhất. Sau đó đến xã tắc giang sơn. Còn nhà vua cũng thường thường vậy thôi[...] Nếu vật hiến tế đã được nuôi dưỡng béo tốt, tế lễ đúng kỳ mà vận hạn lụt lội thì phải thiết lập nền xã tắc khác.

Tức là đây không phải điểm bất di bất dịch mà nó chỉ phục vụ yêu cầu của nhân dân và vua chúa trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Nên ta không thể quan điểm cực đoan coi Đàn Xã Tắc là tổ tiên, là bàn thờ, mất Đàn Xã Tắc là mất tổ tiên, mất nước...

Thẳng thắn mà nói, Đàn Xã Tắc chỉ là di tích lịch sử của một thời đại, song di tích lịch sử không còn.

Tất nhiên, nếu đó là di tích lịch sử Đàn Xã Tắc thì chúng ta phải bảo vệ. Nhưng bảo vệ cái gì? Những gì là di tích đã phát lộ và được chứng minh với đầy đủ luận cứ khoa học thì ta sẽ bảo vệ. Còn những gì là di tích, dự đoán, chúng ta chỉ có thế vừa làm vừa... nghe ngóng.

Ví như chiến thắng Điện Biên Phủ, ta cũng chỉ giữ lại một vài di tích thôi như Hầm De Castries, đồi A1,.. còn bao vùng đất khác của Điện Biên Phủ như: Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam phải để cho người dân làm nhà, làm cửa, cày cấy, sinh sống. Như thế là bảo tồn đi đôi với phát triển.

Hay chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại của lịch sử, người ta cũng chỉ lấy một số cột đưa vào bảo tàng. Chứ người ta không ngăn Bạch Đằng Giang. Nói rộng hơn là chẳng th ngăn nổi dòng chảy phát triển.

Nên bảo tồn có nhiều cách chứ không chỉ (và không thể) đình chỉ các hoạt động của xã hội. Bảo vệ những di chỉ đã phát lộ, tôi hoàn toàn đồng ý, song có nhiều cách bảo vệ. Cũng có thể là để đấy cũng có thể là để vào viện bảo tàng. 

(thethaovanhoa.vn)

Ý kiến của bạn
Ý kiến của bạn
X
Tiêu đề *
Ý kiến *
Họ tên *
Email *
Tin khác:
Đăng ký nhận bản tin từ hiệp hội
Hỗ trợ trực tuyến
Mr LONG PCT thường trực - Chánh VP  ĐT: 0933668258
Văn phòng  ĐT: 0243.8519996
LIÊN HỆ ĐƯỜNG DÂY NÓNG
024.38519996
Số người online:: 166
Lượng người truy cập:: 102.921.295