1. Muốn ngành GTVT đường bộ phát triển bền vững, giảm thiểu tai nạn giao thông, nâng cao chất lượng vận tải, Chính phủ cần có Nghị quyết cơ cấu lại ngành vận tải đường bộ theo hướng: Doanh nghiệp vận tải phải có đủ năng lực về quản lý, năng lực tài chính, năng lực về phương tiện..v..vv... Giải thể doanh nghiệp nhỏ, sát nhập thành doanh nghiệp, HTX lớn phù hợp với từng ngành, từng tuyến, từng vùng miền (như chương trình dồn điền đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngân hàng...). Đã là kinh doanh vận tải đường bộ (trừ xe gia đình) phải có sự giám sát điều hành quản lý của HTX hoặc Doanh nghiệp và phải thực hiện “Điều kiện kinh doanh” (Hà Nội có hơn 3500 xe tư nhân chạy hợp đồng, du lịch. Sở GTVT ko thể có định viên để giám sát từng xe).
2. Đảm bảo công bằng trong kinh doanh: kiên quyết không miễn giảm thuế “tiêu thụ đặc biệt” khi nhập các loại phương tiện vận tải đường bộ, dù là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh liên kết với nước ngoài để tránh gian lận thương mại (kể cả taxi điện).
3. Muốn cải cách hành chính thành công, đề nghị Thủ tướng phải giao cho Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Chính phủ về kết quả cải cách hành chính. Trong những năm qua Bộ Công an, Tổng cục Thuế, Hải quan..v..vv đã có nhiều thành tích cải cách hành chính tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Riêng ngành GTVT có thành tích “ban hành” rất nhiều văn bản, nhưng nhiều văn bản chưa đi vào cuộc sống, nhiều thủ tục không cần thiết, can thiệp quá sâu vào quản lý của doanh nghiệp, tạo cớ để thanh tra bắt bẻ, hành doanh nghiệp, giảm bớt các đợt thanh tra liên ngành, chỉ thanh tra các đơn vị có nhiều vi phạm.
Ví dụ 1: Bãi bỏ Sổ nhật trình chạy xe, doanh nghiệp tự phát hành Lệnh vận chuyển. Nhưng Lệnh vận chuyển phải phát hành trong ngày, giám đốc doanh nghiệp không thể trực 24/24 để ký lệnh vận chuyển cho từng xe và nếu ký trước lại bị thanh tra xử phạt.
Ví dụ 2: Bộ trưởng GTVT ký Quyết định 2288/QĐ-BGTVT ngày 26/06/2015 phê duyệt chi tiết tuyến vận chuyển hành khách liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2020 thống kê các tiêu chí: Bến đi – bến đến, lộ trình hướng tuyến, các tuyến đang hoạt động, lưu lượng xuất bến tháng. Doanh nghiệp muốn mở tuyến mới bây giờ phải thực hiện: có ý kiến nhất trí 2 Sở GTVT, sau 6 tháng Sở GTVT báo cáo về Bộ GTVT để Bộ xem xét ra quyết định bổ sung. Như vậy doanh nghiệp đầu tư phương tiện có khi đợi đến 1 năm mới được vào tuyến mới.
- Đề nghị Thủ tướng giao cho các Tỉnh, Thành phố, Sở chuyên ngành theo định kỳ 6 tháng 1 năm sơ kết, tổng hợp thành tích về cải cách hành chính, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, loại bỏ khỏi bộ máy những người thi hành công vụ yếu kém về năng lực, nhũng nhiễu, hạch sách doanh nghiệp, hủy bỏ những văn bản trái thẩm quyền hoặc tự đặt ra những thủ tục gây phiền hà cho doanh nghiệp. Nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng: ở trung ương có VCCI là cơ quan tập hợp và đề xuất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, ở địa phương cần coi trọng đề xuất của các Hiệp hội ngành nghề với các đơn vị chủ quản, phải xử lý thông tin trên báo chí và công khai trả lời kết quả cho doanh nghiệp theo Luật báo chí. Hiệp hội đề xuất: hàng năm sẽ tổ chức bỏ phiếu bình chọn các bộ quản lý chuyên ngành và báo cáo kết quả với cơ quan quản lý.
4. Về quản lý giá cước vận tải: Đề nghị Chính phủ kiên quyết quản lý giá cước được điều hành theo cơ chế thị trường (có sự giám sát của Nhà nước bằng Luật giá và Luật cạnh tranh). Cách quản lý thời gian vừa qua của Cục quản lý là “nửa dơi nửa chuột”, các doanh nghiệp vận tải quá vất vả khi giá xăng dầu lên xuống thất thường, làm tăng chi phí quản lý. Cơ quan Nhà nước cần xây dựng quy trình quản lý giá theo sự thay đổi các yếu tố đầu vào.
5. Các doanh nghiệp vận tải đang chờ đợi kết quả sự chỉ đạo của Chính phủ về khắc phục những bất cập của đầu tư hạ tầng bằng hình thức BOT: phí BOT cao so với thu nhập của người dân, khoảng cách giữa các Trạm, minh bạch của suất đầu tư, phí chồng phí, triển khai ồ ạt, làm bằng mọi giá, không tính đến hệ lụy lâu dài..v..vv... Các doanh nghiệp vận tải hy vọng tân Bộ trưởng Bộ GTVT sẽ sớm có giải pháp khắc phục những bất cập trong việc thực hiện các dự án BOT.
6. Đề nghị Chính phủ phải ban hành Nghị định (86 sửa đổi) về siết chặt quản lý: xe tải, xe quá tải, xe hết niên hạn sử dụng, xe hợp đồng, xe du lịch vì các phương tiện trên gần đây gây ra nhiều tai nạn và phá vỡ các tuyến vận tải cố định (giữ nguyên các loại phù hiệu cấp cho các loại hình vận tải để kiểm soát).
7. Vì định viên CSGT, TTGT có hạn, đề nghị nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách để Công an, TTGT hợp đồng thuê các công ty làm dịch vụ Bảo vệ hỗ trợ các địa phương giải quyết những điểm nóng như: kiểm soát xe quá tải, xe dù, bến cóc, xe giả danh hợp đồng du lịch. Hoạt động của những đơn vị này đặt dưới sự quản lý của CSGT, TTGT hoạt động trong những thời gian và địa bàn hạn chế, lấy thu bù chi, không tăng thêm ngân sách (xã hội hóa về kiểm soát ATGT).
Mr LONG PCT thường trực - Chánh VP | ĐT: 0933668258 | ||
Văn phòng | ĐT: 0243.8519996 |