Theo Tổng Giám đốc GSM Nguyễn Văn Thanh, sau khi taxi Xanh SM hiện diện tại Hà Nội, dịch vụ này sẽ được triển khai tại TP HCM ngay trong tháng 4/2023, đồng thời tiếp tục phủ sóng tại ít nhất 5 tỉnh, thành phố trong năm nay…Việc phát triển taxi điện sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng lên một tầm cao mới.
Trên thực tế, taxi điện đang ngày càng phổ biến tại các quốc gia phát triển. Chẳng hạn: Trung Quốc, sự phát triển của xe điện được các chuyên gia đánh giá là “thần tốc” khi liên tục phá vỡ kỷ lục về doanh số bán hàng lẫn quy mô ngành ô tô. Dịch vụ taxi điện tại các thành phố lớn ở Trung Quốc hiện nay thuận tiện đến nỗi, lái xe thậm chí không cần mất thời gian chờ sạc điện mà có thể đến các điểm thay ắc quy tự động được bố trí rải rác trong thành phố.
Tại New York (Mỹ), hiện nay, không khó để bắt gặp những mẫu xe điện Tesla hay Nissan Leaf được dùng để lái taxi hoặc xe công nghệ. Cuối năm 2022, thương hiệu xe điện Zeekr thuộc tập đoàn Geely ra mắt mẫu robotaxi mang tên M-Vision được thiết kế với mục đích duy nhất là phục vụ giao thông công cộng.
Còn ở Na Uy, từ năm 2019, chính quyền Thủ đô Oslo đã cho lắp đặt hệ thống sạc không dây dành riêng cho taxi điện. Theo kế hoạch, Na Uy sẽ hoàn thành điện khí hóa vào năm 2025, đồng nghĩa với việc 100% taxi tại nước này sẽ phải chạy bằng điện.
Thế nhưng, thị trường Việt Nam dường như chưa cảm nhận được “ sức nóng trên đường đua xe điện ”, trong đó có taxi điện. Trên thực tế, việc chuyển đổi sang taxi điện hiện vẫn đang đối mặt với những thách thức nhất định.
Một số bất tiện như ít trạm sạc, quãng đường xe chạy được sau một lần sạc còn ngắn. Tức là, hạ tầng phải tốt, cụ thể là nhiều trạm sạc tiện tiện ích. Nhu cầu này đến từ đặc thù của loại hình dịch vụ taxi.
Bên cạnh đó là nguồn lực để chuyển đổi sang taxi điện cần phải mạnh. Không giống như Vinfast đã sở hữu một hệ thống trạm sạc khá bài bản, các hãng taxi truyền thống, dù muốn chuyển đổi sang taxi điện cũng chưa đủ lực. Việc điện hóa taxi cần cơ chế chính sách, nguồn hỗ trợ lớn từ Nhà nước, nếu không doanh nghiệp khó đủ nguồn lực.
Một số chuyên gia cùng chung nhìn nhận rằng, giá bán một chiếc xe điện của Vinfast khoảng 690 triệu đồng, sau mỗi 3 năm sẽ cần thay 1 bộ pin mới trị giá hơn 300 triệu đồng. Pin hết hạn xử lý về môi trường thế nào? Đến nay cũng chưa có đánh giá chính thức nào về tuổi thọ sử dụng xe điện. Đây là một vấn đề rất lớn đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải.
Chính phủ cũng đã có chiến lược từng bước thay thế xe chạy xăng sang xe chạy nhiên liệu sạch theo lộ trình từ nay đến năm 2030 và tăng tính cạnh tranh, phù hợp xu thế, 50 doanh nghiệp taxi trên địa bàn TP Hà Nội mới đây đã họp bàn kế hoạch đầu tư, phát triển taxi điện. Hầu hết doanh nghiệp taxi đều đồng tình, ủng hộ chủ trương chuyển đổi dần từ phương tiện động cơ đốt trong sang phương tiện sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường.
Vì thế, taxi điện lúc này tuy vẫn là một dịch vụ khá mới mẻ nhưng được dự đoán có cơ hội rất lớn để chiếm lĩnh thị trường trong vài năm tới trong xu thế điện khí hoá.
Dưới góc độ thị trường, nhiều ý kiến cho rằng sự hiện diện của taxi điện sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động của taxi truyền thống. Nó buộc các hãng xe phải tăng ưu đãi để giữ vững thị phần, qua đó người tiêu dùng được hưởng lợi. Đồng thời, tạo thêm việc làm cho người lao động trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.
Dĩ nhiên, sẽ cần một khoảng thời gian để đánh giá hiệu quả của mô hình taxi điện. Còn ở thời điểm hiện tại, trước động thái của GSM, nhiều hãng taxi truyền thống cũng đang “đứng ngồi không yên” khi mà sức nóng trên đường đua xe điện đã được GSM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng phả hơi vào khiến “miếng bánh” thị phần taxi sẽ ngày càng nhỏ lại, buộc các hãng taxi phải nhìn nhận lại và thay đổi chiếc lược của mình.
Đã đến lúc các doanh nghiệp vận tải và công ty công nghệ cùng ngồi lại, với nhau để tìm được tiếng nói chung. Nếu không thay đổi thì sẽ bị tụt lùi và khách hàng sẽ là người thiệt thòi.
Mr LONG PCT thường trực - Chánh VP | ĐT: 0933668258 | ||
Văn phòng | ĐT: 0243.8519996 |