Trong quy hoạch được phê duyệt Hà Nội có thêm 7 Bến xe khách Liên tỉnh nằm ở ngoại thành.
Mới đây, theo đề nghị của Tổng công ty vận tải Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội đã đồng ý cho Tổng Công ty vận tải Hà Nội đầu tư xây dựng 3 Bến xe: Thanh Trì, Phía Đông (vành đai 3- QL 5), phía Tây (đường 32). Tổng kinh phí theo phê duyệt là 1.050 tỷ đồng, mỗi Bến xe có diện tích từ 5- 7 ha.
Về việc trên, dư luận trong ngành vận tải có nhiều ý kiến chưa đồng thuận: Trước hết, việc đầu tư các công trình dịch vụ cần phải được xã hội hóa, công khai, minh bạch để các thành phần kinh tế tham gia, nhằm giảm gánh nặng cho Doanh nghiệp nhà nước và tránh dư luận về: “nhóm lợi ích riêng”.
Theo thuyết minh của Tổng công ty vận tải Hà Nội: Vốn đầu tư bằng vốn tự có, Tổng công ty là Doanh nghiệp nhà nước, vốn tự có là vốn nhà nước, các nguồn vốn huy động hợp pháp làm cho nợ công tăng lên, điều này trái với chủ trương xã hội hóa các công trình dịch vụ và cơ cấu lại các Doanh nghiệp nhà nước. Để thực hiện chủ trương trên, Thành phố Hà Nội nên tổ chức cổ phần hóa các Bến xe của Tổng công ty vận tải. Phần tài sản trên đất, để có vốn đầu tư và thu hút các thành phần kinh tế tham gia.
Để đảm bảo xã hội hóa, Thành phố cần công khai các dự án, các thành phần kinh tế để họ tham gia đầu tư (có Doanh nghiệp Hà Nội phải vào tận Bình Thuận để xây dựng Bến xe Bình Thuận).
Dư luận cũng cho rằng, thực hiện chủ trương phát triển giao thông công cộng để hạn chế ách tắc giao thông, Tổng công ty vận tải nên tập trung vốn tự có để đầu tư mua sắm nâng cấp dàn xe Buýt, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách đi xe Buýt, thu hút người dân đi xe Buýt.
Bạn đọc - Mưa sa
Mr LONG PCT thường trực - Chánh VP | ĐT: 0933668258 | ||
Văn phòng | ĐT: 0243.8519996 |