NỐI DÀI TUYẾN BUÝT ĐẾN BẾN XE NƯỚC NGẦM TẠO THUẬN LỢI CHO HÀNH KHÁCH

Cập nhật lúc: 10:04 | 18/05/2014

Thực tế cho thấy, năm 2007 bến xe Nước Ngầm được thành lập, do bến xe Giáp Bát quá tải nên TP Hà Nội đã phải điều chuyển các xe chạy tuyến Hà Nội vào các tỉnh phía Nam, tập trung đón khác tại bến Nước Ngầm.

Nhằm kết nối giữa các bến xe, tạo điều kiện cho hành khách đi lại thuận tiện, vừa qua Sở GTVT Hà Nội đã có văn bản đồng ý với đề xuất, điều chỉnh nối dài một số tuyến buýt, nhằm tăng tính kết nối giữa các bến xe; tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại.

Trước đó, Hiệp hội vận tải TP Hà Nội, sau khi khảo sát, tổng hợp ý kiến của hành khách các tuyến Nước Ngầm đi Nghệ An, Hà Tĩnh, các tỉnh phía Nam, đặc biệt là nguyện vọng của gia đình bệnh nhân đi các BV: Bạch Mai, Việt Đức, mắt TW, BV U Bướu TW và các hội sinh viên… Đã có văn bản đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cho kéo dài các tuyến xe buýt: tuyến 3 Gia Lâm – Giáp Bát; tuyến 32 Nhổn – Giáp Bát, tuyến 41 Nghi Tàm – Giáp Bát, tuyến 16 Nam Thăng Long – Giáp Bát, theo lộ trình đi qua bến Nước Ngầm rồi quay đầu (trên đường Ngọc Hồi) để đón tiễn khách tại bến Nước Ngầm, trước khi quay lại bến Giáp Bát.

Thực tế cho thấy, năm 2007 bến xe Nước Ngầm được thành lập, do bến xe Giáp Bát quá tải nên TP Hà Nội đã phải điều chuyển các xe chạy tuyến Hà Nội vào các tỉnh phía Nam, tập trung đón khác tại bến Nước Ngầm. Nhưng, bất cập là hầu hết các tuyến xe buýt vẫn chỉ kết thúc ở bến Giáp Bát. Nhiều hành khách muốn về các địa phương phía Nam, thường sẽ phải bắt xe buýt, dừng ở điểm cuối là bến Giáp Bát, rồi từ đây lại phải bắt xe ôm, bắt tắc xi đến bến Nước Ngầm để mua vé lộ trình. Như thế là rất bất tiện, ngoài việc hành lý cồng kềnh, tốn kém thêm cho hành khách thì việc xe ôm hay xe tắc xi không vào bến, cũng tạo điều kiện cho các loại cò mồi vây bủa, co kéo hành khách ra các tuyến xe chạy dù, xung quanh bến Nước Ngầm.

Nhiều tuyến xe buýt trên địa bàn TP Hà Nội sẽ được nối dài đến bến Nước Ngầm.

“Nếu như, các tuyến xe buýt được kéo dài từ Giáp Bát xuống Nước Ngầm, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nghìn hành khách, đi về các tỉnh miền Trung, miền Nam, và cả khách quốc tế, đi các tuyến liên vận từ Nước Ngầm sang Lào, Campuchia…” – hành khách của tuyến Nước Ngầm cho biết.

Ngoài ra, việc “kéo dài tuyến buýt từ Giáp Bát đến Nước Ngầm” cũng là triển khai thực hiện chủ trương của UBND TP Hà Nội trong việc phát triển xe buýt kết nối các tụ điểm dân cư, và các bến xe. Việc này sẽ tạo điều kiện cho hành khách thuận tiện trong việc tiếp cận xe buýt, từ đó hạn chế phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông. Lại cũng tránh được việc ùn tắc phương tiện lưu thông, trên đường Giáp Bát trong giờ cao điểm khi các tuyến buýt cồng kềnh, vòng ở khu vực ngã ba Đuôi Cá để về bến Giáp Bát.

Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cũng chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, các đơn vị liên quan nghiên cứu, triển khai một số nội dung để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân đi lại. Cụ thể, thứ nhất, một số tuyến buýt (ví dụ như tuyến 37, và tuyến 12) cần phải rà soát bổ sung điểm dừng, gần khu vực bến xe Nước Ngầm. Thứ hai, tăng tần xuất tuyến buýt 60, từ bến Nam Thăng Long đi Nước Ngầm vào giờ cao điểm. Thứ ba, khảo sát nghiên cứu để triển khai việc kết nối tuyến buýt số 16 từ bến Mỹ Đình – Giáp Bát, theo hướng kết nối thêm bến Nước Ngầm.

Như vậy có thể thấy, việc triển khai nối dài các tuyến buýt và tăng cường tính kết nối giữa các bến xe trong địa bàn TP Hà Nội như trên, sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hành khách. Và cũng tiết kiệm chi phí thời gian cho người dân, lại vừa giảm được ùn tắc giao thông trên đường Giáp Bát vào giờ cao điểm. Việc tạo điều kiện cho hành khách đi xe buýt được dừng ngay trước bến xe Nước Ngầm cũng hạn chế được nạn dừng đỗ xe tùy tiện, cò mồi, lôi kéo chặt chém hành khách sang các tuyến chạy dù.


Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó GĐ Sở GTVT Hà Nội đã ra Văn bản 316/TB-SGTVT, kết luận: Các tuyến buýt bến nối bến, như ý kiến đề xuất của hành khách (thông qua Hiệp hội Vận tải Hà Nội) sẽ tăng cường năng lực vận tải công cộng, hiệu quả và đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân, giảm chi phí cho người dân. Việc xây dựng, điều chỉnh lộ trình các tuyến buýt để tăng tính kết nối giữa các bến xe có tính khoa học và thực tiễn cao, đúng chỉ đạo của UBND TP Hà Nội cũng như Sở GTVT.

(Theo PL&XH)

Ý kiến của bạn
Ý kiến của bạn
X
Tiêu đề *
Ý kiến *
Họ tên *
Email *
Tin khác:
Đăng ký nhận bản tin từ hiệp hội
Hỗ trợ trực tuyến
Mr LONG PCT thường trực - Chánh VP  ĐT: 0933668258
Văn phòng  ĐT: 0243.8519996
LIÊN HỆ ĐƯỜNG DÂY NÓNG
024.38519996
Số người online:: 147
Lượng người truy cập:: 86.179.313