Văn hóa giao thông và loài kiến.

Cập nhật lúc: 05:05 | 30/03/2012

“Cuộc sống loài kiến có tinh thần kỷ luật cao” - “Loài kiến hướng dẫn nhau như thế nào”. 

Nước Nhật số lượng ô tô nhiều gấp nhiều lần Việt Nam, nhất là mật độ phương tiện ô tô tại Tôkyo, nhưng việc lưu thông đáng để cho Việt Nam học tập.

Sở dĩ họ đạt được kỳ tích đó, họ đã tổng kết có 2 nguyên nhân: đó là cơ sở hạ tầng và ý thức người tham gia giao thông. Về hạ tầng phải do các nhà khoa học, các nhà quản lý lo và tất nhiên phải có sự đóng góp của người dân từ việc đóng thuế.

Nhưng về phía ý thức của người tham gia giao thông thì phải từ sự tuyên truyền giáo dục người dân từ trong trường học đến khi trưởng thành, kèm theo là các chế tài để cưỡng bức tuân thủ pháp luật.

Ngồi xem loài kiến di chuyển, kiến nối đuôi nhau theo hàng dọc, khi gặp nhau nó dừng lại thân thiện có lẽ là lời chào hỏi lẫn nhau rồi tránh đường cho nhau đi. Có thể rút ra nhận xét: Khi lưu thông trên đường loài kiến rất “Thân thiện và nhường nhịn lẫn nhau”.

Quan sát con người di chuyển trên đường phố thường thấy: vượt lên đầu nhau, vượt cả bên phải, lấn cả vạch liền, lấn vào điểm dừng đỗ xe Buýt, không đi phần đường của mình, không quan sát biển báo đâm vào cả biển báo phân luồng, vượt đèn đỏ, thậm chí sẵn sàng cà khịa lẫn nhau .v.v...

Từ đó cảm thấy con người là động vật cao cấp nhưng phải học tập loài kiến khi tham gia giao thông. Để minh họa cho điều đó chúng tôi xin dẫn ý kiến của các nhà khoa học nghiên cứu về loài kiến để chúng ta tham khảo: “Cuộc sống loài kiến có tinh thần kỷ luật cao” và “Loài kiến hướng dẫn nhau như thế nào” đăng trên mạng khoa học.com.

Sau hai năm nghiên cứu về đời sống của loài kiến, hai giáo sư Nigel Franks và Tom Richardson tại Trường đại học Bristol (Anh) đã phát hiện những bằng chứng về cách hướng dẫn, chỉ dạy lẫn nhau trong thế giới của loài vật nhỏ bé này. 

Theo đó, để hướng dẫn, dạy cho nhau cách thức tìm mồi, loài kiến đã áp dụng kỹ thuật chạy nối đuôi nhau - tức con kiến này hướng dẫn những con khác bò từ ổ của chúng đến nơi có thức ăn. Những con kiến đầu đàn sẽ bò chậm lại nếu những con sau bị bỏ quá xa và chúng sẽ tăng tốc dần lên nếu khoảng cách giữa chúng quá ngắn. 

Thông tin đường đi được lan truyền khắp cả đàn kiến khi những con theo sau trở thành “thủ lĩnh” đi đầu và quá trình hướng dẫn, chỉ dạy lại bắt đầu một lần nữa đối với cả đàn kiến. Giáo sư Nigel Franks nói: “Việc hướng dẫn, chỉ dạy lẫn nhau trong loài kiến không đơn thuần là sự bắt chước. Kiến tuy là loài động vật có bộ não nhỏ hơn của người hàng triệu lần nhưng lại rất giỏi trong “công tác” dạy và học”. 

HIỆP HỘI VẬN TẢI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(HTAHN.ORG)

 

 

 

 

 

  

Ý kiến của bạn
Ý kiến của bạn
X
Tiêu đề *
Ý kiến *
Họ tên *
Email *
Tin khác:
Đăng ký nhận bản tin từ hiệp hội
Hỗ trợ trực tuyến
Mr LONG PCT thường trực - Chánh VP  ĐT: 0933668258
Văn phòng  ĐT: 0243.8519996
LIÊN HỆ ĐƯỜNG DÂY NÓNG
024.38519996
Số người online:: 128
Lượng người truy cập:: 103.640.249