Đề án “Điều chỉnh giờ làm việc, giờ học tập và giờ kinh doanh thương mại tại Thành phố Hà Nội”

Cập nhật lúc: 03:30 | 02/03/2012

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã dự thảo Đề án “Thí Điều chỉnh giờ làm việc, giờ học tập và giờ kinh doanh thương mại tại Thành phố Hà Nội”, Nội dung chủ yếu của đề án như sau:  

 

     I. Mục đích – yêu cầu:

     - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kiềm chế, giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố, cùng với việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp của Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP, Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP, thực hiện các giải pháp đồng bộ trọng tâm đã nêu tại Nghị quyết số Số: 88/NQ-CP ngày 24/08/2011 của Chính phủ.

     - Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm đảm bảo giao thông và hạn chế ùn tắc giao thông, kiến nghị thí điểm triển khai giải pháp tình thế là thay đổi thời gian việc, học tập và kinh doanh thương mại nhằm góp phần giảm và giãn áp lực về người và phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường khu vực nội thành trong các khung giờ cao điểm.

     II. Đánh giá hiện trạng giao thông vận tải và các công tác đảm bảo an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô:

     1. Hiện trạng hạ tầng giao thông:

- Thủ đô Hà Nội là trung tâm, đầu não chính trị, hành chính; Trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại; Trung tâm văn hóa, giáo dục đào tạo và khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước; là đô thị đặc biệt. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải của Thủ đô còn nhiều bất cập và yếu kém, thiếu một mạng lưới khung hoàn chỉnh về hạ tầng giao thông vận tải: Tổng chiều dài các tuyến đường bộ trên địa bàn Thành phố (tính đến hết năm 2010) là khoảng 16.032 km, trong đó có tới trên 80% (12.946,5 km) là đường giao thông nông thôn và nội đồng; Hiện mới chỉ có 6 tuyến đường sắt đi qua địa bàn Thành phố với tổng chiều dài khoảng 150 km; Giao thông vận tải đường thủy chưa phát triển, chủ yếu vận tải hàng hóa và phục vụ nhu cầu du lịch, giải trí; giao thông vận tải hàng không hiện có 03 sân bay: Nội Bài, Gia Lâm và Bạch Mai nhưng chỉ có sân bay Nội Bài là phục vụ nhu cầu đi lại thường xuyên của nhân dân.

- Mặt cắt ngang các tuyến đường bộ phần lớn là hẹp (mặt cắt ≥11m chỉ chiếm khoảng 30% và có quá nhiều nút giao đồng mức. Mạng lưới giao thông đường bộ chưa hoàn chỉnh để kết nối liên thông, đặc biệt chưa có tuyến Vành đai đai nào được triển khai hoàn chỉnh theo quy hoạch để khép kín và tạo thành mạng lưới giao thông chính, đồng bộ.

Tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông quá thấp (hiện tại chỉ chiếm khoảng 7 – 8% đất xây dựng đô thị), trong khi đó mức yêu cầu hợp lý cho một đô thị hiện đại là từ 20 – 26% (chỉ tiêu này đã được xác định trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/07/2011, đối với khu vực đô thị trung tâm là 20-26% và khu vực các đô thị vệ tinh là 18-23%).

- Phương tiện giao thông cá nhân tăng quá nhanh (khoảng 10-15%); Hệ thống bến, bãi, điểm đỗ xe thiếu về số lượng và chất lượng dịch vụ chưa cao, phân bố không đều và mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu giao thông tĩnh.

- Hệ thống vận tải hành khách công cộng chưa phát triển, chỉ có loại hình xe buýt và mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu đi lại. Mục tiêu đặt ra đến năm 2020, vận tải hành khách công cộng phải đạt là30% nhu cầu đi lại (theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn 2050).

- Việc phát triển đô thị chưa đồng bộ với phát triển hạ tầng giao thông vận tải, nhiều khu vực xây dựng thêm các chung cư, nhà cao tầng nhưng mạng lưới đường không phát triển tăng thêm, nhiều khu đô thị mới xây dựng chưa có hệ thống giao thông hoàn chỉnh kết nối với mạng lưới đường hiện có, thiếu các cầu vượt sông, hoặc có cầu nhưng tải trọng thấp nên không đáp ứng được nhu cầu giao thông đi lại của nhân dân.

        2. Về đối tượng tham gia giao thông:

        Thành phố Hà Nội sau khi mở rộng đia giới hành chính có tổng diện tích 3.344,7 km2 nhưng Khu vực nội thành Hà Nội (10 quận nội thành và huyện Từ Liêm) lại là nơi có mức độ tập trung cao về dân cư cũng như tập trung nhiều cơ quan, bệnh viện, cơ sở y tế, các trường Đại học, cơ sở đào tạo, các trung tâm thương mại, văn hóa, giáo dục đào tạo và khoa học kỹ thuật của trung ương và địa phương. Ngoài ra, còn tập trung rất đông các tổ chức kinh tế, văn phòng đại diện, các tổ chức phi chính phủ….Tính theo phạm vi giữa Sông Hồng và Vành đai III, cơ bản không có các Khu công nghiệp tập trung, không có công trường lớn. Do vậy, các đối tượng tham gia giao thông trên địa bàn nội đô cũng có sự khác biệt với các khu vực khác, chủ yếu là học sinh, sinh viên; các công chức, viên chức nhà nước của các cơ quan Trung ương và địa phương; nhân viên, người làm công ăn lương của các tổ chức kinh tế, tài chính, ngân hàng, văn phòng đại diện, các tổ chức phi Chính phủ… Các đối tượng công nhân trong các tổ, đội sản xuất, công trường chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

        Các đối tượng tham gia giao thông cơ bản gồm những thành phần sau:

        - Học sinh, sinh viên:

        + Sinh viên, học viên các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp. Do các trường phân bố rải rác khắp khu vực 10 quận nội thành và huyện Từ Liêm nên dẫn đến luồng di chuyển chéo với phạm vi, quãng đường dài của các đối tượng sinh viên, giảng viên...

        + Học sinh Trung học phổ thông (cấp 3) được tuyển sinh theo khu vực nên nhiều cháu đi học tương đối xa nhà.

        + Đối với học sinh Trung học cơ sở (cấp 2), tiểu học và mầm non: được quy định phân tuyến tuyển sinh theo phường, xã nên việc di chuyển chủ yếu ở phạm vi gần.

Bảng báo cáo số lượng sinh viên, học sinh, giáo viên trên địa bàn thành phố Hà Nội :

Bậc học

Tổng số

trường

Tổng số học sinh, sinh viên

Tổng số

giáo viên

Ghi chú

Tiểu học

685

492.604

23.934

 

Trung học cơ sở

594

321.695

19.925

 

Phổ thông trung học

194

292.961

10.202

 

Mầm non

839

383.971

91.234

 

Đại học, cao đẳng, học viện

144

1.316.577

 

 

        - Công chức, viên chức nhà nước của các cơ quan Trung ương và địa phương: Đây là đối tượng di chuyển tương đổi nhiều nhưng ổn định (chủ yếu từ nhà đến cơ quan và ngược lại).

        - Nhân viên, người làm công ăn lương của các tổ chức kinh tế, tài chính, ngân hàng, văn phòng đại diện, các tổ chức phi Chính phủ (không tính công nhân trong các tổ, đội sản xuất, công trường vì tỷ lệ rất nhỏ): Đây là đối tượng di chuyển nhiều và có tính cơ động cao, phức tạp do đòi hỏi của công việc hàng ngày.

        3. Về phương tiện tham gia giao thông:

        - Hệ thống vận tải hành khách công cộng chưa phát triển, chỉ có loại hình xe buýt và mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu đi lại. Còn lại chủ yếu là phương tiện giao thông cá nhân với sự gia tăng hàng năm từ 10-15% trong khi quỹ đất dành cho giao thông quá thấp tại khu vực nội đô (hiện tại chỉ chiếm khoảng 7 – 8% đất xây dựng đô thị), đã dẫn đến việc các tuyến đường đô thị đang bị quá tải bởi gần 400 nghìn ô tô và gần 4 triệu xe máy, xe đạp (chưa tính đến khoảng 50 nghìn phương tiện vãng lai).

        - Trên địa bàn Thành phố có 82 tuyến xe buýt  (trong đó có 44 tuyến đặt hàng, 5 tuyến phục vụ CBCC, 16 tuyến xã hội hóa, 10 tuyến không trợ giá, 7 tuyến buýt đi các tỉnh lân cận). Tổng số phương tiện xe buýt là 1.254 xe. Năm 2010 vận chuyển được 422 triệu lượt khách; Trong 9 tháng đầu năm vận chuyển được 376 triệu lượt khách.

        - Khung giờ cao điểm của hệ thống xe buýt trên hầu hết các tuyến như sau:

        + Buổi sáng: Từ 6h30 – 8h30.

        + Buổi chiều: Từ 16h30 – 18h30.

        Với khung giờ hiện tại, việc tăng thêm lưu lượng xe buýt gặp nhiều khó khăn do điều kiện hạ tầng và điều kiện lưu thông không đáp ứng kịp.

        4. Về hiện trạng thời gian làm việc, học tập và kinh doanh thương mại trên địa bàn Thành phố như sau:

        + Đối với Sinh viên Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, học sinh Trung học phổ thông: Thời gian bắt đầu học trong khoảng từ 7h00 – 7h30 (có trường sớm hơn).

        + Đối với học sinh các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở: Thời gian học trong khoảng 7h30 – 8h00.

        + Với đối tượng công chức, viên chức Nhà nước: làm việc từ 7h30 (cơ quan trung ương) và 8h00 (cơ quan thuộc Thành phố Hà Nội).

        + Các cơ quan dịch vụ (Thương mại, tài chính ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm…): Thời gian bắt đầu làm việc cơ bản từ  8h00.

        - Giờ cao điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông trên các trục, tuyến đường, nút giao thông trên các đường vành đai, hướng tâm và nội đô :

        + Cao điểm sáng : từ 6h30 đến 8h30

        + Cao điểm chiều : từ 16h30 đến 18h30

5. Các công tác đã thực hiện nhằm giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.

- Chỉ đạo công tác xây dựng chiến lược phát triển và quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hà Nội là cực kỳ quan trọng, triển khai thực hiện hoàn thiện các đề án phát triển hoàn thiện hạ tầng cơ sở, phát triển các loại hình vận tải hành khách công cộng, đề án nghiên cứu sắp xếp mạng lưới điểm đỗ xe và bến bãi đỗ xe công cộng.

- Tiếp tục tập trung đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản, các tuyến đường, nút giao thông quan nhằm tăng diện tích đường giao thông, phân luồng giảm tải cho các tuyến đường trong khu vực nội đô như Đường 35, đường Văn Cao - Hồ Tây; Đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng (đoạn La Thành - Thái Hà - Láng); đường Liễu Giai - Núi  Trúc; Đường 32 (Cầu Diễn - Nhổn - Sơn Tây)...

- Nghiên cứu khảo sát, lắp đặt một số cầu vượt xe cơ giới kết cấu nhẹ tại một số nút giao thông trọng điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông tại các nút Nam Hồng, Lê Văn Lương, Trần Duy Hưng...

- Cải tạo, lắp đặt mới, điều chỉnh đèn tín hiệu để tổ chức lại giao thông các nút: Cổ Nhuế - Phạm Văn Đồng, Xuân Đỉnh - Phạm Văn Đồng; Kim Mã - Liễu Giai; Đào Duy Anh - Phạm Ngọc Thạch - Xã Đàn; Nguyễn Văn Linh - khu đô thị Việt Hưng; La Thành - Giảng Võ; La Thành - Nguyễn Chí Thanh; Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng, Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến...đồng thời tiến hành tổ chức lại giao thông tại các tuyến đường giao thông quan trọng: tuyến Bắc Thăng Long - Nội Bài; Phạm Hùng - Mễ Trì... bước đầu đạt được hiệu quả, giảm tình trạng ùn tắc giao thông tại 66/124 nút thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông.

- Chỉ đạo các đơn vị quản lý cầu, đường tăng cường công tác duy tu, duy trì đảm bảo an toàn giao thông 1.614,7 km đường, cầu, hầm trên địa bàn toàn thành phố được giao quản lý, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, tăng khả năng thông hành trên các tuyến đường hiện trạng.

- Với mục đích nhằm tăng cường khả năng lưu thông trên các tuyến đường và nâng cao ý thức người tham gia giao thông trên thành phố, Chỉ đạo liên ngành Sở GTVT - CATP tổ chức phân làn tách dòng phương tiện trên 04 tuyến phố (Bà Triệu, Phố Huế – Hàng Bài, Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt – Xã Đàn, Giải Phóng) và tiếp tục nghiên cứu áp dụng trên các tuyến đường đảm bảo đủ điều kiện hạ tầng kỹ thuật trên toàn địa bàn thành phố.

- Tiếp tục phát triển, nâng cao mạng lưới xe buýt vận tải khách công cộng về số lượng, tần suất và chất lượng phục vụ, đông thời tiến hành điều chỉnh lại 29 tuyến xe buýt, rà soát điều chỉnh cự ly huy động 25 tuyến xe buýt cho phù hợp với tình hình giao thông và các phương án tổ chức giao thông; tiếp tục triển khai kế hoạch thay thế xe buýt mới theo chỉ đạo của UBND Thành phố.

- Tăng cường tổ chức tập huấn bồi dường nghiệp vụ quản lý, đào tạo, sát hạch lái xe, chứng chỉ sư phạm  cho cán bộ làm công tác quản lý đào tạo của các cơ sở đào tạo lái xe. Rà soát, cấp giấy chứng nhận các trung tâm sát hạch đủ điều kiện hoạt động.

        Triển khai các đợt kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, chỉ đạo tổ chức các đợt cao điểm trong kiểm tra xử lý vi phạm đối với các hành vi, đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, ôtô chở quá tải trọng, chạy quá t�

Ý kiến của bạn
Ý kiến của bạn
X
Tiêu đề *
Ý kiến *
Họ tên *
Email *
Tin khác:
Đăng ký nhận bản tin từ hiệp hội
Hỗ trợ trực tuyến
Mr LONG PCT thường trực - Chánh VP  ĐT: 0933668258
Văn phòng  ĐT: 0243.8519996
LIÊN HỆ ĐƯỜNG DÂY NÓNG
024.38519996
Số người online:: 149
Lượng người truy cập:: 102.909.500