Theo Viettimes, cuối năm 2017, Go-Jek cho biết, Philippines sẽ là quốc gia đầu tiên trong khu vực mà hãng dự kiến mở rộng hoạt động. Trước đó, hãng chia sẻ trên Reuter rằng tất cả các nước Đông Nam Á đều nằm trong tầm ngắm của Go-Jek trong khoảng từ 3, 6 đến 12 tháng.
Tháng 10 năm ngoái, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành, Nadiem Makrim đã thông báo về kế hoạch thiết lập hoạt động tại 4 trong những quốc gia thành viên ASEAN. Ngoài Indonesia và Phillipines thì còn lại bao gồm: Malaysia, Singapore, Lào, Việt Nam, Campuchia, Brunei, Đông Timor và Myanmar. Và Việt Nam nhiều khả năng sẽ là thị trường thứ 3 mà Go-Jek đặt chân tới.
Tham vọng mở rộng thị trường với khoảng 600 triệu người dùng tại Đông Nam Á của Go-Jek vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt của Uber và Grab. Riêng tại Việt Nam, hai hãng này đã thống trị thị trường cung cấp dịch vụ vận chuyển từ lâu cùng với sự tham gia của các hãng xe trong nước. Năm 2016, hai hãng đã được Bộ Giao thông Vận tải cho phép thí điểm trong vòng 2 năm. Chương trình thí điểm mới được kéo dài thời gian để bộ xem xét lại hoạt động của các hãng cho thuê xe công nghệ.
Sự xuất hiện của Uber và Grab tại thị trường Việt Nam đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào lĩnh vực này. Trong đó, tập đoàn Viettel Telecom là ví dụ điển hình, đã ký kết thỏa thuận hợp tác để mua lại 30 phần trăm cổ phần của Gonow và chính thức tham gia vào thị trường thuê xe công nghệ. Tuy nhiên, Gonow lại tập trung nhiều hơn vào các dịch vụ cho thuê taxi, xe khách đường dài và liên tỉnh.
Ngoài ra có thể kể đến những cái tên khác như: 123 Xe Vivu, Rada, iMove và Go-ixe…
Đối với Go-Jek, Việt Nam còn là thị trường hấp dẫn để phát triển hệ thống thanh toán Go-Pay bởi hiện tại Việt Nam chưa có ông lớn trong lĩnh vực công nghệ tài chính. Phía sau lưng Go-Jek có hai ông lớn sẽ hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái riêng là Google và Tencent, bản thân Go-Pay là ứng dụng thanh toán số một tại Indonesia. Vậy phát triển hệ thống thanh toán Go-Pay tại Việt Nam với Go-Jek là điều không hề khó.
Theo DealStreetAsia, chỉ trong thời gian ngắn xuất hiện, Go-Jek gần như đã lấn lướt cả Uber và Grab trên thị trường Indonesia. Đầu năm vừa rồi, hãng xe ôm công nghệ này đã huy động được 1,5 tỷ USD từ Google và các đối tác khác. Nguồn vốn trên sẽ được Go-Jek sử dụng để mở rộng sự hiện diện ra các thị trường khác ngoài Indonesia.
Như vậy, Việt Nam có thể là thị trường thứ 3 của Go-Jek sau Indonesia và Bangladesh. Với gần 100 triệu dân vào khoảng 50 triệu xe máy, Việt Nam chính là một trong những thị trường lớn nhất cho các hãng xe ôm công nghệ như Go-Jek.
Hiện tại, thị trường xe ôm công nghệ tại Việt Nam vẫn đang do Uber và Grab cùng chi phối, trong đó nổi bật nhất là Grab. Trong năm 2017, Mai Linh cũng đã quyết định nhảy vào thị trường này nhằm tranh giành miếng bánh với hai tập đoàn công nghệ đến từ nước ngoài.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của "kỳ lân" Indonesia này chắc chắn sẽ gây áp lực cạnh tranh lớn cho những công ty đi trước như Uber, Grab và Mai Linh. Dự đoán thị trường xe ôm trong thời gian tới sẽ sớm được phân chia lại.
Mr LONG PCT thường trực - Chánh VP | ĐT: 0933668258 | ||
Văn phòng | ĐT: 0243.8519996 |