ĐIỀU XE KHỎI BẾN MỸ ĐÌNH: BẾN CÓ THIỆT, NHÀ XE PHÁ SẢN ?

Cập nhật lúc: 02:34 | 12/06/2016

 - Theo ông Bùi Danh Liên, bến ở đâu, khách theo đến đó đã là quy luật. “Thế nên, không thể hoang mang với lý do chuyển bến là xáo trộn rồi mất khách”.

 



- Theo ông Bùi Danh Liên, bến ở đâu, khách theo đến đó đã là quy luật. “Thế nên, không thể hoang mang với lý do chuyển bến là xáo trộn rồi mất khách”.

Sở GTVT Hà Nội “ vội” cần thiết

Đánh giá việc chỉ trong thời gian ngắn, Sở GTVT Hà Nội đã hoàn tất các khâu lên kế hoạch, lấy ý kiến và trình Bộ GTVT về việc sắp xếp, điều chuyển một số tuyến vận tải khách từ Bến xe Mỹ Đình về Nước Ngầm, ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng “chứng tỏ trong ngành vận tải đã thay đổi tư duy “Hà Nội không vội được đâu”.

Ông Bùi Danh Liên ủng hộ phương án điều chuyển của Sở GTVT Hà Nội

Theo ông Liên, việc điều chuyển này chỉ là một phần nhỏ trong kế hoạch phát triển giao thông đô thị, lập lại kỷ cương, đảm bảo ATGT trên địa bàn Thành phố, nhưng là một cú hých với ngành Giao thông vận tải hành khách. “Đáng ra đã phải làm từ trước rồi. Bến xe Mỹ Đình hiện đã quá tải, không chỉ về phương tiện, mà không đáp ứng được so với nhu cầu đi lại của nhân dân. Trong khi đó, Bến xe Nước Ngầm có khả năng tiếp nhận xe phù hợp với quy hoạch của Thành phố, Quyết định số 2288 của Bộ Giao thông Vận tải.”

“Sự điều chuyển là hoàn toàn hợp lý”, ông Liên khẳng định, “ thế nên khi có quyết định phê duyệt của Bộ GTVT, Sở GTVT cần tiến hành thực hiện việc điều chuyển theo kế hoạch một cách dứt điểm, nhanh nhất và quyết liệt nhất. Bởi lẽ chẳng cứ ở đâu, hay ngành nào, chúng ta vẫn phải khắc phục bệnh “nói mà không làm; nói xong để đấy”. Mất cảnh giác với “ bệnh” này, rồi quên đi, hay kéo dài sự việc, Hà Nội lại lỡ cơ hội và tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông gia tăng sẽ rất nghiêm trọng. Hiệp hội Vận tải Hà Nội ủng hộ và cũng kêu gọi các doanh nghiệp vận tải ủng hộ Sở GTVT Hà Nội sớm thực hiện việc điều  chuyển, xong càng sớm càng tốt để ổn định hoạt động kinh doanh.” 

Nhà xe có “ phá sản”?

Khi làm kế hoạch điều chuyển và lấy ý kiến, ông Nguyễn Hoàng Linh – Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội băn khoăn, thực tế điều chuyển  sẽ phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của đơn vị khai thác bến xe, các đơn vị kinh doanh vận tải đang khai thác tuyến.

Theo kế hoạch của Sở GTVT Hà Nội trình lên Bộ GTVT, giai đoạn 1, 76 tuyến  từ Bến Mỹ Đình đi các tỉnh  Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắc Lắk...  và ngược lại sẽ có sự điều chuyển về bến Nước Ngầm. Về phía doanh nghiệp trong diện điều chuyển, có ý kiến cho rằng chủ trương là hợp lý, song với những doanh nghiệp đầu tư phương tiện bằng vốn vay ngân hàng, phải cầm cố tài sản, khi “khách đã quen xe, xe đã quen tuyến” nay phải chuyển bến kéo theo nguy cơ mất khách, dẫn tới phá sản? Tuy nhiên, trong nhìn nhận của ông Bùi Danh Liên, thực tế không phải như vậy:

“Theo nguyên tắc, bến xe, bến tàu, sân bay đến đâu thì hành khách sẽ theo đến đó. Hà Nội đã có lịch sử các lần điều chuyển phương tiện từ Bến xe Kim Mã chuyển sang Mỹ Đình, từ bến Nứa chuyển sang Gia Lâm,  từ bến Kim Liên chuyển sang Giáp Bát, và gần đây là việc các phương tiện đi hai tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An từ Giáp Bát về Nước Ngầm. Lịch sử ngành Giao thông vận tải cũng minh chứng rõ khi có nhu cầu chuyển bến, khách sẽ theo nhà xe tìm sang bến mới. Vấn đề là nhà xe có đủ thương hiệu, uy tín, chất lượng để níu niềm tin, cảm tình với khách hàng hay không?

Doanh nghiệp vay ngân hàng đầu tư phương tiện 4 - 5 tỷ, thì vẫn còn đó, có mất đi đâu. Nhu cầu của hành khách vẫn vậy. Thậm chí, chuyển về bến mới, rút ngắn quãng đường di chuyển trên vành đai 3, các nhà xe tránh được việc cạnh tranh,  giành khách trên đoạn đường này. Khi các nhà xe chạy cùng tuyến và hành khách tập trung vào một bến thì sẽ bấy giờ sẽ là cuộc cạnh tranh minh bạch, lành mạnh về chất lượng phương tiện, chất lượng phục vụ. Như thế, nếu là doanh nghiệp chân chính thì  vẫn có nhiều cơ hội tốt. ” – ông Liên dẫn luận.

Bến vẫn có thể bảo toàn tần suất

Trao đổi về việc phải điều chuyển phương tiện khỏi bến, ông Nguyễn Quốc Uy – Giám đốc bến xe Mỹ Đình khẳng định bến xe sẽ chấp hành những chỉ đạo từ Sở. “Trên bảo sao, dưới sẽ làm theo thôi. Hiện liên quan  vấn đề này ( điều chuyển bến – Pv)  cũng chưa có gì đáng  bàn”. 

Bến xe Mỹ Đình 

Về tần suất của bến xe Mỹ Đình sau điều chuyển, lo ngại  của ông Nguyễn Hoàng Linh cũng như Sở GTVT Hà Nội là bị “ chạm” vào Quyết định 2288 của Bộ GTVT yêu cầu bến Mỹ Đình giữ ổn định tần suất phương tiện hoạt động đến năm 2020. Nếu bằng cái nhìn trước mắt, thực hiện 2 lượt điều chuyển, Bến xe Mỹ Đình sẽ giảm 144 chuyến/ngày. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam, vướng mắc trong việc giữ tần suất cho bến Mỹ Đình vẫn có  cơ sở giải quyết được. Cụ thể, nếu thực hiện việc điều chỉnh theo đúng hướng tuyến như Quyết định 2288, bến Mỹ Đình sẽ không bị “ thiệt” về số chuyến. Bởi lẽ khi chuyển các xe đi phí Nam về bến Nước Ngầm để về đúng hướng tuyến, Bến Mỹ Đình sẽ còn vị trí trống để  tiếp nhận phương tiện từ các tỉnh phía Bắc như Lai Châu, Lào  Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc...

Theo ông Nguyễn Văn Thanh – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam khẳng định trong văn bản số 074 gửi Bộ GTVT, việc bến Mỹ Đình mở cửa đón các xe theo hướng Quốc lộ 32 cầu Thăng Long vào là hợp quy hoạch, vì “theo đúng hướng tuyến thì chỉ có thể về bến Mỹ Đình”. Việc này hoàn toàn có cơ sở bởi từ nay đến năm 2020, nhu cầu người dân các tỉnh trên về Hà Nội là rất lớn, và vấn đề ngày đã được thể hiện trọng phụ lục kèm Quyết định 2288. 

Như vậy, nếu Sở GTVT Hà Nội thực hiện được đồng thời hai phương án trên, thì sự điều chuyển thực chất vẫn giữ được nguyên tắc bảo toàn tần suất cho bến Mỹ Đình: “ Số lượng chuyến không giảm đi, mà chỉ có luồng tuyến được điều chuyển từ bến này sang bến khác một cách hợp lý theo đúng hướng quy hoạch”.

 (VTOTO) 

Ý kiến của bạn
Ý kiến của bạn
X
Tiêu đề *
Ý kiến *
Họ tên *
Email *
Tin khác:
Đăng ký nhận bản tin từ hiệp hội
Hỗ trợ trực tuyến
Mr LONG PCT thường trực - Chánh VP  ĐT: 0933668258
Văn phòng  ĐT: 0243.8519996
LIÊN HỆ ĐƯỜNG DÂY NÓNG
024.38519996
Số người online:: 169
Lượng người truy cập:: 94.367.449