THAM GIA Ý KIẾN ĐỀ ÁN "HẠN CHẾ PHƯƠNG TIỆN CÁ NHÂN THAM GIA GIAO THÔNG TẠI CÁC ĐÔ THỊ LỚN"

Cập nhật lúc: 10:53 | 05/09/2012

 

Hiệp hội vận tải TP Hà Nội
Trụ sở: Phòng 101 Nhà B5, ngõ 1 phố Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 043.8519996 – Fax: 043.5180040 – Di động: 0903435852
Web: htahn.org.
Email:
Lanbui69@gmail.com.

 Phúc đáp công văn số 6463/BGTVT- VT ngày 07/08/2012, ngày 28/08/2012 đã họp Hội nghị lấy ý kiến của các Thành viên.

Hiệp hội xin tham gia một số ý kiến về đề án: Hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn như sau: (chỉ nêu tóm tắt các ý kiến)

Phần III: Dự án......(trang 18)

Mục 3.1.1: Thành phố Hà Nội các phương tiện cá nhân – xe con 8%, đề nghị sửa thành “XE CON, TAXI : 8% ”

Phần IV: Các giải pháp ......( trang 22)

1. Đề nghị định nghĩa: Xe cá nhân (biển trắng, xe các Doanh nghiệp, bệnh viện tư, xe tập lái, xe cá nhân tự chế 3 bánh, xe người khuyết tật, xe đạp điện ...v.v)

2. Mục 4.2: Các giải pháp hạn chế sở hữu phương tiện cá nhân:

Nên bỏ từ: “ hạn chế sở hữu” trái với luật pháp về quyền sở hữu.

- Giải pháp về thuế, phí sở hữu phương tiện cá nhân.

* Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: “theo lộ trình WTO” với xe nhập khẩu.

* Tăng phí trước bạ - Theo quy định về trước bạ: Hiện nay Hà Nội đã đưa lên 20% là đã kịch trần – phải sửa “Pháp lệnh phí ”.

* Phí môi trường: Thuộc lĩnh vực Bộ tài nguyên môi trường.

* Quản lý phương tiện đăng ký mới.

-  Không hạn chế đăng ký quyền sở hữu (trái luật Dân sự) – Anh có tiền cứ mua xe còn chạy ở đâu? Chạy giờ nào do Thành phố quy định.

 - Không cần chứng minh bãi đỗ xe: Giảm thủ tục phiền hà, giảm tiêu cực. Đỗ xe vỉa hè, lòng đường, nơi công cộng xử phạt theo Nghị định xử phạt hành chính.

* Niên hạn sử dụng:

Cần cân nhắc, nếu cần thiết mới sửa lại quy định niên hạn sử dụng, cần tham khảo quy định của các nước đang phát triển cho phù hợp với thu nhập quốc dân. Riêng xe gắn máy không đưa ra niên hạn sử dụng: Vì ô tô chở khách có niên hạn 20 năm, thì xe máy ít nhất 30 năm, nếu xe máy 30 năm thì tự thân nó đã bị loại bỏ (xe Liên Xô, xe Tiệp, xe Đức, Xe Pơzo đã tự nhiên biến mất).Có thể quy định kiểm định xe gắn máy nhưng thời hạn kiểm định ít nhất 2 năm/lần.

Khi phương tiện giao thông công cộng thuận lợi thì người dân sẽ bỏ xe máy. Nếu làm ngay người dân phải chấp nhận nhưng xã hội sẽ mất nhiều tiền của, đất đai, nhà xưởng, nhập máy móc thiết bị, lao động, thủ tục (sổ kiểm định) và chế tài kiểm soát số lượng hàng chục triệu xe máy không đơn giản.

-  Bỏ quy định thời gian sinh sống có hộ khẩu 5 năm, không hợp lý.

3. Mục 4.3 (trang 24): Các giải pháp hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân:

-  Đề nghị bỏ khoản: Phí lưu hành phương tiện giao thông đường bộ vì đã thu phí sử dụng đường bộ (Phí bảo trì).

- Đồng tình thu phí vào Trung tâm Thành phố, phí vào giờ cao điểm.

- Không đồng tình tăng phí dịch vụ trông giữ xe – Bởi vì đây là biện pháp thu tiền của dân nhằm phục vụ lợi ích của nhóm người trông giữ xe – Phương tiện cá nhân đã chịu nhiều loại thuế phí: Thêm phí này là đánh vào thu nhập của: CBCN, công nhân, người lao động, học sinh sinh viên.....v v.

4. Mục 4.4 (trang 25):

Bổ sung:

* Do thực trạng khổ đường của các đô thị lớn hiện nay, các phương tiện xe Buýt không thể phủ kín được các khu dân, nên chăng cho nhập hoặc sản xuất loại “Túc Túc ”như Ấn Độ, Thái Lan, Inđônêxia......để xe luồn lách vào ngõ xóm, gom khách đưa ra các điểm đỗ xe Buýt, cấm loại xe này vào trục đường lớn, đường cấm xe cá nhân.

* Quan tâm đến nguồn tài chính và quỹ đất để đầu tư phát triển xe Buýt, lộ trình này phải do nội lực của các Thành phố hoạch định.

5. Mục 4.6 - Các giải pháp tuyên truyền: Đề nghị Ban tuyên giáo Trung ương chỉ đạo toàn bộ hệ thống chính trị, các cơ quan tuyên truyền báo chí, tuyên truyền giáo dục bằng nhiều hình thức để người dân tự giác thực hiện.

6. Mục 8.3 - Kiến nghị áp dụng cho toàn quốc (trang 31):

- Đề nghị không hạn chế sử dụng xe gắn máy mà tự thân nó bị đào thải khi phương tiện hành khách công cộng phát triển.

- Sang tên chính chủ: Sửa Điều uỷ quyền sở hữu trong Bộ Luật Dân Sự.

- Bỏ thu phí hạn chế xe cá nhân trên toàn quốc (đề án này đề xuất hạn chế ở Thành phố lớn).

*          *

*

Hiệp hội xin tham gia một số quan điểm và giải pháp cụ thể:

1. Không hạn chế xe máy trong giai đoạn đầu: CBCN, người lao động, học sinh, sinh viên di chuyển bằng phương tiện xe máy, hạn chế xe máy gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh, học tập và các hoạt động xã hội, ảnh hưởng đến SX- KD, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, gây dao động tâm lý của cộng đồng.

2. Ô tô là phương tiện đi lại văn minh hiện đại và an toàn nhưng số lượng di chuyển bằng ô tô cá nhân chiếm số lượng ít hơn nhiều lần xe máy, do đó cần điều chỉnh sự tham gia giao thông của ô tô cá nhân, nhằm nhường đường cho xe Buýt hoạt động và tạo điều kiện cho việc ưu tiên phát triển giao thông công cộng để tiến tới hạn chế xe máy, người dân sẽ chuyển từ đi xe máy sang đi phương tiện GTCC: văn minh, lịch sự an toàn, nhanh chóng và rẻ hơn chi phí đi xe máy, đi ô tô cá nhân.

Sau khi cân bằng được tỷ lệ nhất định, lúc đó xe ô tô hoạt động bình thường, tăng thêm số lượng nếu cơ sở hạ tầng cho phép.

Theo chúng tôi, lộ trình hạn chế  phát triển phương tiện cá nhân như sau:

- Thời kỳ đầu: Hạn chế xe ô tô giờ cao điểm, vào trục đường chính, vào vành đai để ưu tiên xe Buýt.

- Thời kỳ tiếp theo: Xe máy tự giảm số lượng, không hạn chế ô tô cho đến khi quá tải lúc đó áp dụng hạn chế ô tô bằng các biện pháp đấu thầu biển số...vv

Đề xuất của đề án, người dân chỉ thấy nổi bật các giải pháp sử dụng biện pháp tài chính: Thu tiền của dân là chính – chúng tôi nghĩ rằng tài chính của đất nước khó khăn, muốn vượt qua khó khăn về tài chính chủ yếu phải phát triển sản xuất để người dân đóng được nhiều tiền thuế, nếu hạn chế phương tiện cá nhân thu nhiều loại phí chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến SX- KD và tâm lý của người dân.

Do đó chúng tôi kiến nghị:

Từ nay cho đến năm 2015 thực hiện một việc:

-  Xây dựng các phương án hạn chế phương tiện cá nhân: quy định rõ thẩm quyền của Chính phủ và chính quyền địa phương trong việc hoạch định lộ trình kế hoạch đầu tư hạ tầng, phát triển GTCC cho phù hợp với năng lực tài chính của địa phương.

- Giải quyết các vướng mắc về pháp lý: Các Nghị định, Pháp lệnh, Luật thủ đô...v v.

- Xây dựng phương pháp thu phí nội đô và giờ cao điểm bằng công nghệ thông tin (tiền thu phải vào kho bạc bằng thẻ tín dụng điện tử).

- Giải quyết các vướng mắc về chuyển quyền sở hữu, xe tỉnh bạn vào Hà Nội, bãi đỗ xe ngoài vành đai 3, xây dựng các Thông tư hướng dẫn.

- Hạn chế phương tiện cá nhân trong khuôn khổ pháp luật hiện hành cho phép quy định trong Luật giao thông đường bộ và thẩm quyền của chính quyền địa phương đó là phân luồng giao thông: Cấm các loại phương tiện vào nội đô, giờ cao điểm, cấm một số tuyến và quy định các loại xe được cấp giấy phép vào đường cấm, phố cấm và các xe ô tô ngoại tỉnh vào Hà Nội.

- Có kế hoạch cho nhập và phát triển các xe “Túc Túc” để gom khách đưa đến các điểm đỗ xe Buýt (gắn liền với việc xây dựng nông thôn mới và phát triển giao thông).

- Lựa chọn nhà nhập khẩu để đảm bảo chất lượng tránh việc nhập ồ ạt như nhập xe máy Trung Quốc. Đề nghị UBND Thành phố Hà Nội giao cho các phòng kinh tế Quận, Huyện xây dựng kế hoạch và triển khai càng sớm càng tốt để hạn chế xe máy vào nội đô.

Từ năm 2016 trở đi mới thực hiện các giải pháp được chọn  lọc trong Đề án, kể cả thu một số loại phí thích hợp (đã qua thời kỳ suy thoái kinh tế).

Trên đây là một số ý kiến trình Bộ tham khảo.

 

Ý kiến của bạn
Ý kiến của bạn
X
Tiêu đề *
Ý kiến *
Họ tên *
Email *
Tin khác:
Đăng ký nhận bản tin từ hiệp hội
Hỗ trợ trực tuyến
Mr LONG PCT thường trực - Chánh VP  ĐT: 0933668258
Văn phòng  ĐT: 0243.8519996
LIÊN HỆ ĐƯỜNG DÂY NÓNG
024.38519996
Số người online:: 92
Lượng người truy cập:: 86.820.253