Sáng 21/3/2024 Hiệp hội vận tải Hà Nội (HTA) đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành và Chủ tịch cho nhiệm kỳ mới.
Phải chi trung bình từ 200- 300.000 đồng/xe cho các loại phí theo quy định, trải qua kiểm tra đủ 17 - 18 danh mục thì xe khách tuyến cố định mới được xuất bến.
Bộ GTVT cho rằng, nguyên nhân của tình trạng hoạt động xe khách trá hình bùng phát như hiện nay là do nhiều địa phương, đặc biệt là Sở GTVT chưa vào cuộc quyết liệt. Trong khi đó, đại diện Sở GTVT, Hiệp hội Vận tải Ô tô cho rằng, nguyên nhân là có quá nhiều kẽ hở trong quy định pháp luật…
Để hô biến một chuyến xe chuyên chạy tuyến cố định thành xe hợp đồng, các nhà xe sẽ lấy tên, số điện thoại của từng khách lẻ lên xe để lập danh sách, ký hợp đồng. Ngoài ra, việc các nhà xe liên tục cho xe thay đổi lộ trình, lập nhiều văn phòng để hợp thức hóa. Thậm chí, có xe kinh doanh vận tải tuyến cố định dưới vỏ bọc của xe cá nhân, xe gia đình…
Ngày càng nhiều xe khách trá hình, chuyên chạy tuyến cố định dưới danh nghĩa xe hợp đồng hoạt động ngang nhiên tại Thủ đô Hà Nội. Tình trạng này làm hệ thống vận tải hành khách vỡ trận, dẫn đến ùn tắc, tai nạn giao thông, thất thoát thuế, hiệu lực quản lý nhà nước ở mảng này bị suy giảm…
Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 và để hỗ trợ các doanh nghiệp, Chính phủ đã cho phép lùi thời hạn đến ngày 31/12/2021.
Trước những khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều hiệp hội tiếp tục đề xuất gia hạn việc lắp camera trên xe kinh doanh vận tải đến ngày 31-12-2022.
Trước việc phần lớn xe khách, xe du lịch đang phải nằm bãi do ảnh hưởng COVID-19 không có khách, trong khi đó Bộ GTVT vẫn yêu cầu 31/12 phải lắp camera để quản lý, khiến nhiều DN lo lắng. Hiệp hội Vận tải Hà Nội ngày 29/11 đã có văn bản gửi lãnh đạo Chính phủ đề xuất lùi việc này từ 6 đến 12 tháng.
Quy định này thực thi rơi vào tình cảnh ngành giao thông vận tải nói chung và vận tải hành khách gặp rất nhiều khó khăn do dịch COVID-19 thì cần phải xem xét lại.
Để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn từ việc mâu thuẫn, chồng chéo trong quy định pháp luật, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, từ kiến nghị của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Thủ tướng Chính phủ vừa thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Tổ Công tác này là rà soát, phát hiện các mâu thuẫn, chồng chéo và kiến nghị các giải pháp tháo gỡ. Là thành viên của Tổ Công tác cùng nhiều Bộ, ngành khác, VCCI được phân công phụ trách rà soát các điều kiện gia nhập thị trường, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã).
Sau khi ban hành Nghị định 10/2020 của Chính phủ, dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 63 và Quyết đinh 146 của Bộ GTVT; hoạt động vận tải sẽ có nhiều thay đổi, bao hàm cả thách thức và cơ hội.
Liên tục phải bù lỗ để chi trả các chi phí cố định, lương cho nhân viên và áp lực tiền lãi ngân hàng, nhiều doanh nghiệp vận tải hiện co cụm, gắng cầm cự trước "đại dịch" Covid-19
Thực hiện các nhiệm vụ được giao của Bộ (GTVT) tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; tiếp tục thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được giao tại Quyết định số 3672/QĐ-BGTVT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ GTVT, trong đó giao nhiệm vụ xây dựng Thông tư quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ (thay thế Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT, Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT, Thông tư số 92/2015/TT-BGTVT).
(PLO) - Trao đổi với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, PLVN ghi nhận hầu hết các chuyên gia đều biết thực trạng “vênh” kết quả giữa kết quả “phạt nguội” vi phạm tốc độ với kết quả do thiết bị giám sát hành trình (GSHT) ghi nhận. Vấn đề nằm ở chỗ dù đang trong thời gian thử nghiệm, những mâu thuẫn phát sinh lại chưa được xử lý rốt ráo, chưa có lời giải cuối cùng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tiền lệ xấu, đẩy thiệt thòi cho dân.